...:: T1..Family ::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» loVe T1 fAmIlY
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptyWed Aug 24, 2011 8:54 pm by nangsommai_148103

» Buc thu gui vo yeu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptyThu Jun 09, 2011 9:18 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Buc thu Mac gui con gai.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptyThu Jun 09, 2011 9:10 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptyThu Jun 09, 2011 6:05 pm by Bùi Ngọc Thắng

» tom cruise
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptySat May 21, 2011 4:17 pm by Bùi Ngọc Thắng

» đề thi học kì môn lịch sử. mọi người tham khảo nhé!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptySat May 21, 2011 11:39 am by Vũ Ngoc Anh

» bói tình yêu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptySat May 21, 2011 10:49 am by Vũ Ngoc Anh

»  LƠÌ TÂM SỰ VỚI LỚP
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptySat May 21, 2011 10:40 am by Vũ Ngoc Anh

»  may đồg fuc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) EmptyTue May 17, 2011 9:25 pm by Nguyễn Thanh Huyền

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of ...::T1..Family::... on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of ...:: T1..Family ::... on your social bookmarking website


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO)

Go down

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2  MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO) Empty ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC - LỚP 10 (NÂNG CAO)

Bài gửi  Phùng Phương Mai Sat Apr 30, 2011 8:50 pm

1. Bài : Sự nhân lên của vi rut trong tế bào chủ
2. Bài : Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

3. Bài : Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

4. Bài : sinh trưởng của vi sinh vật

5. Bài . Cấu trúc các loại vi rut

(Chú ý xem kĩ các hình vẽ trong 5 bài trên)

BÀI : SỰ NHÂN LÊN CỦA VI RUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

Câu 1. Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Trình bày các con đường lây truyền HIV, các giai đoạn phát triển và các biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
Chu trình nhân lên của virut trong tế bào bao gồm 5 giai đoạn.
Các giai đoạn:
http://hocmai.vn/file.php/149/Anh/WiKi/HoiDapSinh10/10S3001.gif


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
– Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
– Có 3 con đường lây truyền HIV phổ biến:
+ Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
+ Qua đường tình dục không an toàn.
+ Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ
– Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS:
+ Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ”: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Triệu chứng bệnh thường không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ.
+ Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 - 10 năm. Lúc này số lượng tế bào Limphô T – CD4 giảm dần.
+ Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân... cuối cùng dẫn đến cái chết .
– Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS.


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
– Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị lây nhiễm bởi các tác nhân trong cuộc sống.
– Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
BÀI BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH


Câu 1. Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Trình bày các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên và cách phòng tránh?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. Lấy ví dụ về một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ thể con người?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
– Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
– Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu:
+ Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy.
+ Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra).


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào đều là những loại miễn dịch đặc hiệu:
+ Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, kháng thể nằm trong tất cả các chất lỏng (thể dịch) của cơ thể như: sữa, máu, dịch bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi... vì vậy nên có tên gọi là “miễn dịch thể dịch”. Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra.
+ Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– Các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên:
+ Lây truyền theo đường hô hấp: qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
+ Lây truyền theo đường tiêu hoá: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
+ Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường tình dục).
+ Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ).
– Muốn phòng tránh các bệnh do vi sinh vật gây nên cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét...), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, vệ sinh ăn uống và thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn trong truyền máu và quan hệ tình dục...


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
– Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp.
– Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut:
+ Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS)...
+ Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột...
+ Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi.
+ Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B.
+ Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi...


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
– Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.
– Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con.
– Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa.
– Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp.
– Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.

BÀI DINH DƯỠNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG VI SINH VẬT


Câu 1. Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Trình bày các kiểu dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. So sánh 2 kiểu chuyển hoá vật chất: hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
– Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 00 µm (đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi, một số là tập hợp đơn bào.
– Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
– Ví dụ về vi sinh vật:
+ Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể…
+ Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi…


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Có ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản:
a. Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin, bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon).
b. Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ.
c. Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng…
– Các môi trường nói trên đều ở dạng lỏng nên được gọi là môi trường lỏng (hoặc môi trường dịch thể).
– Để nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc, người ta thêm vào môi trường lỏng 1,5 ÷ 2% thạch (agar - một loại pôlisaccarit phức tạp chiết rút từ tảo đỏ ở biển).


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
Khác với thực vật và động vật, dinh dưỡng ở sinh vật có tính đa dạng hơn. Dựa vào hai thông số nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta chia các hình thức dinh dưởng của vi sinh vật thành bốn kiểu dinh dưỡng cơ bản sau:
http://hocmai.vn/file.php/149/Anh/WiKi/HoiDapSinh10/10S2203.gif


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
http://hocmai.vn/file.php/149/Anh/WiKi/HoiDapSinh10/10S2204.gif


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2, N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Quá trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng.


BÀI SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 1. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
– Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
– Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
– Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:
http://hocmai.vn/file.php/149/Anh/WiKi/HoiDapSinh10/10S2503.gif
– Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khẩn: quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
+ Pha luỹ thừa (pha log) : trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
+ Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào được tạo thành). Hơn nữa, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log. Có một số nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm (đối với vi khuẩn hiếu khí), các chất độc (êtanol, một số axit) tích luỹ, pH thay đổi…
+ Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
– Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
– Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): là thời gian từ khi sinh ra của một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hay số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
– Môi trường nuôi cấy không liên tục: môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.
– Môi trường nuôi liên tục: là môi trường duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng chất thải. Nuôi cấy liên tục được sử dụng để sản xuất sinh khối vi sinh vật, các enzim, vitamin, êtanol…


BÀI CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RUT

Câu 1. Quan sát sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat tiến hành ở virut gây bệnh khảm thuốc lá chứng minh vai trò của axit nuclêic (hệ gen). Từ đó mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chúng B?

Câu 2. Tại sao gọi virut là kí sinh nội bào bắt buộc? Chúng được phân loại như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Trình bày cấu tạo của virut?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Trình bày đặc điểm hình thái của virut?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn
Hướng dẫn trả lờ

Câu 1. Hướng dẫn trả lời
– Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A.
– Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A.
– Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ prôtêin. Virut không thể sống tự do và tồn tại bên ngoài tế bào sinh vật, đồng thời để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc.
– Virut được phân loại chủ yếu dựa vào axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có 2 nhóm virut lớn:
+ Virut ADN (có vật chất di truyền là ADN, ví dụ như: virut đậu mùa, viêm gan B, hecpet...).
+ Virut ARN (có vật chất di truyền là ARN, ví dụ như: virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengi, virut viêm não Nhật Bản, virut HIV...).


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.
– Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.
– Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.
– Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp):
– Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (virut cúm, virut sởi).
– Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt).
– Cấu trúc hốn hợp: Cấu tạo giống con nòng nọc, đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (ví dụ virut phagơ).


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
Sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:
http://hocmai.vn/file.php/149/Anh/WiKi/HoiDapSinh10/10S2905.gif
(Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không)

Phùng Phương Mai
[Học Sinh Tích Cực]
[Học Sinh Tích Cực]

Tổng số bài gửi : 152
Join date : 21/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết