...:: T1..Family ::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» loVe T1 fAmIlY
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptyWed Aug 24, 2011 8:54 pm by nangsommai_148103

» Buc thu gui vo yeu
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptyThu Jun 09, 2011 9:18 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Buc thu Mac gui con gai.
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptyThu Jun 09, 2011 9:10 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptyThu Jun 09, 2011 6:05 pm by Bùi Ngọc Thắng

» tom cruise
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptySat May 21, 2011 4:17 pm by Bùi Ngọc Thắng

» đề thi học kì môn lịch sử. mọi người tham khảo nhé!
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptySat May 21, 2011 11:39 am by Vũ Ngoc Anh

» bói tình yêu
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptySat May 21, 2011 10:49 am by Vũ Ngoc Anh

»  LƠÌ TÂM SỰ VỚI LỚP
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptySat May 21, 2011 10:40 am by Vũ Ngoc Anh

»  may đồg fuc
Phương pháp học tốt môn hoá học EmptyTue May 17, 2011 9:25 pm by Nguyễn Thanh Huyền

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of ...::T1..Family::... on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of ...:: T1..Family ::... on your social bookmarking website


Phương pháp học tốt môn hoá học

Go down

Phương pháp học tốt môn hoá học Empty Phương pháp học tốt môn hoá học

Bài gửi  Nguyễn Lan Hương Sat Apr 30, 2011 5:38 pm


Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng.
Vậy thì thế nào là một học sinh giỏi Hóa học? Theo phó giáo sư Từ cấm Long Biên(ĐHBK) thì :"HSG Hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra"
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã tìm đến PGS.PTS. Trần Thành Huế(ĐHSPHN). Thầy cho rằng :"Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu sau đây:
1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài.
2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài.
3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này chiếm 6% toàn bài.
4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.
Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau:
- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
- Pư: NaCl ---> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?
- Bản chất hóa học cuae sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.
Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)
Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)
Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.
Trên đây là một số suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mong các bạn cho ý kiến.
chúc các bạn có lònh say sưa học tập và nghiên cứu khoa học; có ý chí mạnh mẽ và phương pháp học tập thích hợp với bản thân để trên bầu trời Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều các ngôi sao Hóa học tỏa sáng.


Nguyễn Lan Hương
[Học Sinh Tích Cực]
[Học Sinh Tích Cực]

Tổng số bài gửi : 225
Join date : 30/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết