...:: T1..Family ::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» loVe T1 fAmIlY
bảng tuần hoàn hóa học EmptyWed Aug 24, 2011 8:54 pm by nangsommai_148103

» Buc thu gui vo yeu
bảng tuần hoàn hóa học EmptyThu Jun 09, 2011 9:18 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Buc thu Mac gui con gai.
bảng tuần hoàn hóa học EmptyThu Jun 09, 2011 9:10 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
bảng tuần hoàn hóa học EmptyThu Jun 09, 2011 6:05 pm by Bùi Ngọc Thắng

» tom cruise
bảng tuần hoàn hóa học EmptySat May 21, 2011 4:17 pm by Bùi Ngọc Thắng

» đề thi học kì môn lịch sử. mọi người tham khảo nhé!
bảng tuần hoàn hóa học EmptySat May 21, 2011 11:39 am by Vũ Ngoc Anh

» bói tình yêu
bảng tuần hoàn hóa học EmptySat May 21, 2011 10:49 am by Vũ Ngoc Anh

»  LƠÌ TÂM SỰ VỚI LỚP
bảng tuần hoàn hóa học EmptySat May 21, 2011 10:40 am by Vũ Ngoc Anh

»  may đồg fuc
bảng tuần hoàn hóa học EmptyTue May 17, 2011 9:25 pm by Nguyễn Thanh Huyền

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of ...::T1..Family::... on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of ...:: T1..Family ::... on your social bookmarking website


bảng tuần hoàn hóa học

2 posters

Go down

bảng tuần hoàn hóa học Empty bảng tuần hoàn hóa học

Bài gửi  Trần Việt Anh Fri Apr 22, 2011 11:02 am

Bảng tuần hoànBách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Bảng hệ thống tuần hoàn)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, hay ngắn gọn bảng tuần hoàn, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, liên quan mật thiết với định luật tuần hoàn.

Các nguyên tố được sắp xếp theo cấu trúc electron. Do cấu trúc electron là yếu tố quyết định các tính chất hóa học của các nguyên tố, việc sắp xếp này tạo nên sự thay đổi đều đặn của các tính chất hóa học theo các hàng và cột.

Mỗi nguyên tố được liệt kê bởi số nguyên tử và ký hiệu hóa học. Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn cho biết các dữ liệu cơ bản nhất. Còn có nhiều các trình bày khác cho từng mục đích cụ thể hơn.

Mục lục [ẩn]
1 Sắp xếp
2 Tính tuần hoàn của các tính chất hóa học
2.1 Nhóm và chu kỳ
2.1.1 Nhóm
2.1.2 Chu kỳ
2.2 Ví dụ
2.2.1 Khí hiếm
2.2.2 Halogen
2.2.3 Kim loại chuyển tiếp
2.2.4 Các nhóm Lantan và Actini
2.3 Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn
3 Cấu hình electron
4 Lịch sử
5 Xem thêm
6 Các cách trình bày khác
7 Liên kết ngoài

[sửa] Sắp xếpCác cố gắng ban đầu để liệt kê các nguyên tố nhằm thể hiện quan hệ giữa chúng thông thường là sắp xếp theo trật tự của nguyên tử lượng. Sự hiểu biết sâu sắc cơ bản của Mendeleev trong phát minh ra bảng tuần hoàn là sắp đặt các nguyên tố để minh họa sự tuần hoàn của các tính chất hóa học (thậm chí nếu như điều đó có nghĩa là một số nguyên tố nhất định không theo trật tự khối lượng, ví dụ Argon có nguyên tử lượng là 39,948(1) trong khi Kali là nguyên tố xếp sau nó lại chỉ có nguyên tử lượng là 39,0983(1).), và để lại các lỗ hổng cho các nguyên tố "bị bỏ sót" (chưa tìm thấy vào thời kỳ đó). Mendeleev sử dụng bảng của mình để dự đoán các tính chất của các "nguyên tố bị bỏ sót" này, và nhiều trong số chúng sau này đã được phát hiện ra là phù hợp khá tốt với các dự đoán.

Với sự phát triển của các học thuyết về cấu trúc nguyên tử (ví dụ thuyết của Henry Moseley) nó trở thành rõ ràng là Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố theo trật tự tăng của số nguyên tử (tức là số lượng proton trong hạt nhân). Trật tự này gần như là đồng nhất với kết quả thu được từ trật tự tăng của nguyên tử lượng.

Nhằm minh họa các thuộc tính tuần hoàn, Mendeleev đã bắt đầu các hàng mới trong bảng của mình sao cho các nguyên tố với các tính chất tương tự nhau nằm trong cùng một cột đứng ("nhóm").

Với sự phát triển của các lý thuyết trong cơ học lượng tử hiện đại về cấu hình electron trong phạm vi nguyên tử, nó trở thành rõ ràng là mỗi hàng ngang ("chu kỳ") trong bảng tuần hoàn tương ứng với sự điền đầy lớp lượng tử của các electron. Trong bảng ban đầu của Mendeleev, mỗi chu kỳ đều có độ dài như nhau. Các bảng ngày nay có các chu kỳ dài hơn tăng dần lên về phía cuối bảng, và nhóm các nguyên tố trong các khối s, p, d và f để thể hiện sự hiểu biết của con người về cấu hình electron của chúng.

Trong các bảng in ra, mỗi nguyên tố thường được thể hiện bằng ký hiệu nguyên tố và số nguyên tử; nhiều phiên bản còn liệt kê cả nguyên tử lượng và các thông tin khác, như cấu hình electron vắn tắt của chúng, độ âm điện và các hóa trị phổ biến nhất. Vào thời điểm năm 2005, bảng tuần hoàn chứa 116 nguyên tố hóa học mà sự phát hiện ra chúng đã được xác nhận. Trong số đó, 94 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên trên Trái Đất, phần còn lại là các nguyên tố tổng hợp đã được tạo ra một cách nhân tạo trong các máy gia tốc hạt.

[sửa] Tính tuần hoàn của các tính chất hóa họcGiá trị chính của bảng tuần hoàn là khả năng dự đoán các tính chất hóa học của nguyên tố, dựa trên vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Cũng cần lưu ý là các tính chất hóa học đó thay đổi đáng kể khi chuyển từ cột này sang cột kia hơn là khi thay đổi từ hàng này sang hàng kia.

[sửa] Nhóm và chu kỳ[sửa] NhómMột nhóm, còn gọi là một họ, là một cột thẳng đứng trong bảng tuần hoàn.

Các nhóm được coi là phương thức quan trọng nhất trong phân loại các nguyên tố. Trong cùng một nhóm, các nguyên tố có các tính chất rất giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng (mạnh dần lên hay yếu dần đi) trong các tính chất dọc theo chiều tăng của nhóm — các nhóm này được đặt các tên gọi chung, chẳng hạn nhóm các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, kim loại chuyển tiếp, halogen và khí hiếm. Một số nhóm trong bảng tuần hoàn thể hiện sự giống nhau ít hơn và/hoặc các xu hướng theo chiều đứng cũng ít hơn (ví dụ các nhóm 14 và 15). Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và đây là yếu tố lớn nhất trong việc xem xét sự giống nhau của chúng về các tính chất hóa học.

Trong 1 nhóm A, theo chiểu tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng nhưng đồng thời số lớp electron cũng tăng nhanh, chiếm ưu thế hơn nên khả năng nhận electron của nguyên tố giảm, tính phi kim giảm.[1]

Ví dụ: nhóm IA gồm các kim loại điển hình, tính kim loại tăng rõ rệt từ Li -> Cs. Cs là kim loại mạnh nhất.




[sửa] Chu kỳMột chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gồm những nguyên tố có cùng số lớp electron. Trong một chu kì theo chiều tăng của Z, bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện và năng lượng ion hóa tăng dần, do đó khả năng nhường e của nguyên tố giảm, đồng thời khả năng nhận e của nguyên tố tăng dần. Do đó trong một chu kì thì tính kim loại giảm còn tính phi kim tăng dần.

Mặc dù nhóm là cách thức thông dụng nhất để phân loại các nguyên tố, nhưng ở đây có một vài vùng trong bảng tuần hoàn mà các xu hướng theo chiều ngang và sự giống nhau trong các tính chất lại là đáng kể hơn so với các xu hướng theo chiều đứng. Điều này có thể là đúng trong khối d (hay "các kim loại chuyển tiếp"), và đặc biệt là trong khối f, trong đó các nguyên tố thuộc các nhóm lanthanoid và actinoid tạo ra hai nhóm cùng gốc giống nhau một cách đáng kể theo chiều ngang. Số chu kỳ cũng chỉ ra là có bao nhiêu lớp điện tử có trong nguyên tố thuộc chu kỳ đó.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

Giải thích: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần nhưng số lớp electron bằng nhau cho nên lực hút hạt nhân tới các electron lớp ngoài cùng tăng dần, nguyên tử dễ thu thêm electron -> tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Ví dụ: Chu kì 3 bắt đầu bằng natri là một kim loại điển hình, rồi đến magie là một kim loại hoạt động mạnh nhưng kém natri, Al, một kim loại nhưng hiđrôxit mang tính chất lưỡng tính, Si là một phi kim, rồi từ P->S->Cl, tính phi kim mạnh dần, Cl là phi kim điển hình, cuối cùng là khí hiếm Ar. Qui luật trên được lặp lại trên mỗi chu kì. [2]

[sửa] Ví dụ[sửa] Khí hiếmTất cả các nguyên tố của nhóm 18 (8 hay 0 nếu không kể đến các nguyên tố chuyển tiếp), là các khí hiếm (khí quý), có lớp hóa trị được điền đầy. Ngày nay người ta không gọi chúng là khí trơ nữa, vì đã tìm thấy hợp chất của Xe. Helium là nguyên tố trơ nhất trong các khí hiếm và khả năng phản ứng trong nhóm này tăng dần lên theo chu kỳ: có thể làm cho các khí hiếm nặng nhất phản ứng do chúng có các lớp electron lớn hơn. Tuy nhiên, khả năng phản ứng của chúng về tổng thể vẫn là rất thấp và kém.

[sửa] HalogenTrong nhóm 17, (7 nếu loại đi các kim loại chuyển tiếp) được biết đến như là nhóm các halogen, các nguyên tố đều chỉ còn thiếu 1 electron là điền đầy lớp điện tử hóa trị. Vì thế, trong các phản ứng hóa học chúng có xu hướng thu thêm điện tử (xu hướng thu thêm điện tử gọi là độ âm điện). Thuộc tính này là rõ nét nhất ở Flo (nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố) và nó giảm dần theo sự tăng lên của chu kỳ.

Kết quả là tất cả các halogen tạo ra các axit với hidro, chẳng hạn axít flohiđric, axít clohiđric, axít brômhiđric và axít iốthiđric, tất cả đều trong dạng HX. Độ axít của chúng tăng lên theo sự tăng của chu kỳ, do ion I- lớn là ổn định hơn trong dung dịch khi so với ion F- nhỏ.

[sửa] Kim loại chuyển tiếpTrong các kim loại chuyển tiếp (các nhóm từ 3 đến 12), sự khác nhau giữa các nhóm là không quá lớn, và các phản ứng diễn ra ở trạng thái hỗn hợp, tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện các dự đoán có ích tại đây được.

[sửa] Các nhóm Lantan và ActiniCác tính chất hóa học của nhóm Lantan (các nguyên tố từ 57 đến 71) và nhóm Actini (các nguyên tố từ 89 đến 103) là rất giống nhau trong nội nhóm hơn là giống các kim loại chuyển tiếp khác, và việc tách hỗn hợp các nguyên tố này có thể là rất khó. Nó là quan trọng trong sự làm tinh khiết hóa học cho urani (số nguyên tử bằng 92), một nguyên tố quan trọng trong năng lượng nguyên tử.


Trần Việt Anh
[Học Sinh Tích Cực]
[Học Sinh Tích Cực]

Tổng số bài gửi : 184
Join date : 19/04/2011
Age : 28
Đến từ : tren troi doi xuong

Về Đầu Trang Go down

bảng tuần hoàn hóa học Empty Re: bảng tuần hoàn hóa học

Bài gửi  Trần Hồng Vân Fri Apr 22, 2011 11:08 am

huhu.dài thế Mad Mad Mad Mad
Trần Hồng Vân
Trần Hồng Vân
[Học Sinh Gương Mẫu]
[Học Sinh Gương Mẫu]

Tổng số bài gửi : 130
Join date : 19/04/2011
Age : 28
Đến từ : yên bái

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết