...:: T1..Family ::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» loVe T1 fAmIlY
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptyWed Aug 24, 2011 8:54 pm by nangsommai_148103

» Buc thu gui vo yeu
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptyThu Jun 09, 2011 9:18 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Buc thu Mac gui con gai.
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptyThu Jun 09, 2011 9:10 pm by Bùi Ngọc Thắng

» Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptyThu Jun 09, 2011 6:05 pm by Bùi Ngọc Thắng

» tom cruise
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptySat May 21, 2011 4:17 pm by Bùi Ngọc Thắng

» đề thi học kì môn lịch sử. mọi người tham khảo nhé!
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptySat May 21, 2011 11:39 am by Vũ Ngoc Anh

» bói tình yêu
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptySat May 21, 2011 10:49 am by Vũ Ngoc Anh

»  LƠÌ TÂM SỰ VỚI LỚP
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptySat May 21, 2011 10:40 am by Vũ Ngoc Anh

»  may đồg fuc
một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm EmptyTue May 17, 2011 9:25 pm by Nguyễn Thanh Huyền

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of ...::T1..Family::... on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of ...:: T1..Family ::... on your social bookmarking website


một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm

Go down

một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm Empty một số kinh nghiệm giải nhanh hóa + ly' trắc nghiệm

Bài gửi  Đào Bích Thảo Sun May 01, 2011 10:56 am

Tớ có một số kinh nghiệm muốn share cho các bạn SHVN...
1-Khi làm BT thì đừng viết PT mà chỉ nhẩm nhanh các hệ số...Nên nhớ PTK của các chất hay gặp.
2-TÌm mối liên hệ giữa các số mol để tính nhanh.Đặc biệt hữu dụng khi tính KL muối
*KL + HCl thì m(muối) = M(KL) + 71.nH2
*muối cacbonat hoá trị mấy cũng được + HCl thì m(muối) = m(muối cacbonat) + 11.nCO2
*KL + H2SO4 thì m(muối) = m(KL) + 96.nH2
*KL + HNO3 thì m(muối) = m(KL) + 62.ne trao đồi
Chú ý 2N5+ + 10e --> N2 nên 1 mol N2 trao đổi 10 mol e.
...
3-Để tính nhanh số mol khí trong một hốn hợp nên AD ĐC.
VD: 1 hh có N2O và NO có V = 11.2l và d/H2 = 17.8.Tính số mol mỗi khí
N2O M =44________________5.6
_________17.8x2 = 35.6
NO M=30 _________________8.4

n(N2O) : n(NO) = 5.6/8.4 = 2/3 tức là có (2+3) =5 phần.Tổng số mol là 0.5 nên số mol mỗi khí là 0.2 và 0.3.
Còn những kinh nghiệm như chia số mol thấy cái nào chẵn thì lấy chắc bạn nào cũng biết nhỉ
4-Nếu chỉ còn 1 câu hỏi chưa làm được trong khi bạn còn 5-10 phút...Bí quá thì hãy làm như sau.
(Cách cổ điển)ĐẶt số mol cho mỗi chất và lập hệ PT.Các bài toán khó thường không đủ dữ kiện,nên khi đặt 3 ẩn bạn chỉ có 2 PT,đặt 4 ẩn bạn cũng chỉ co 2 hay 3 PT.
Hãy cho 1, hoặc 2 ẩn 1 giá trị tuỳ ý (nhanh nhất là bằng 0) => Được hệ có số PT bằng số ẩn.=> Giải hệ đó =>Thay vào yêu cầu đầu bài để tính các thứ mà bai yêu câu(thường là KL muối)
Yên Tâm đi,bằng PP bỏ bớt ẩn số để lập hệ này mà tớ làm được rất nhiều bài TN nhanh trong thế bí đấy...Không tin hãy thử xem
5- mấy cái bài tìm nguyen tố ấy,các bác cứ bấm xem kái nào nó chẵn là ok

Kế đến là môn Vật Lí
Một số mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm vật lí nè

Hiện nay, việc kiểm tra và thi trắc nghiệm là một tâm điểm nóng trong giới “giang hồ võ lâm”. Với chút kinh nghiệm kém cỏi của một kẻ mới “hành tẩu giang hồ” chưa được bao lâu, tôi xin được chia sẻ với các bạn một số thủ thuật khi làm bài trắc nghiệm môn vật lí sao cho có kết quả khả quan nhất. Bạn nào có kinh nghiệm hay nữa thì xin hiến kế, góp dzui cho thiên hạ nhé.
Chiêu thứ 1.
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.
Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
A. áp suất chất khí giảm;
B. thể tích chất khí tăng;
C. nhiệt độ chất khí thay đổi;
D. nhiệt độ chất khí không đổi.
Chọn đáp án SAI.

Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !
Chiêu thứ 2.
Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.
Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.
Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.
Chiêu thứ 3.
Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là
A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.
Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.
Chiêu thứ 4.
Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.
Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.
Chiêu thứ 5.
Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !
Chiêu thứ 6.
Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !
Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.
Chiêu thứ 7.
Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị
A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.
Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.
Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn
Đào Bích Thảo
Đào Bích Thảo
[Học Sinh Gương Mẫu]
[Học Sinh Gương Mẫu]

Tổng số bài gửi : 140
Join date : 19/04/2011
Age : 29
Đến từ : Gốc cây mít đi tít vào trong, gốc cây đa đi xa ra ngoai. Biết rùi chứ

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết